Work-life balance có tồn tại hay không? Đây là câu hỏi mà một nhóm các bạn trẻ đặt ra cho mình. Mình nghĩ rằng khi có người đặt ra câu hỏi này, tức là họ đã/ đang có lúc chênh vênh. Có người muốn kiếm một cái cớ cho việc bản thân muốn balance mà không balance được. Câu trả họ muốn nghe là “Làm gì có work-life balance ở cái tuổi trẻ này!“.

Nhưng hãy cảnh giác với những gì bạn từng đọc, mình sẽ chỉ cho bạn thấy 3 myth về work-life balance mà mình quan sát được sau một chặng 10 năm:

10 năm trước, mình không quan tâm work-life balance là gì. Ở tuổi 21, mình tự hào với công việc và cảm thấy “sức sống mãnh liệt” bên trong khi liên tục làm việc từ 5h sáng hôm trước đến 2h sáng hôm sau. Hôm nào “được” overnight ở agency là “hãnh diện” lắm.

Ở tuổi 26, mình ngừng “bán mạng” cho tư bản và đã off lên tới 50 ngày/ năm. Ở tuổi 30, thời gian làm việc của mình là 10 block 25 phút (tương đương 4.1h) mỗi ngày. Công việc khi đó được xếp sau gia đình, con cái, và sức khoẻ.

Myth 1: Có người nói, tuổi trẻ mà bày đặt work-life balance gì? Phải cống hiến khi sức trẻ còn phơi phới, không sau này già muốn bận cũng chẳng được.

Có thể khi đọc tiến trình kể trên của mình, bạn cũng sẽ cho rằng, vì mình đã có những năm tháng tuổi trẻ lao đi hết mình, tới lúc 26-30 tuổi mới có thể “chậm lại”. Nhưng một người chị, tới 36-40 tuổi chị mới dần “chậm lại”. Thành tựu của mình tất nhiên chỉ bằng một góc móng tay của chị. Vậy nên thời điểm “chậm lại” không được đo đếm bằng kết quả, tuổi tác, thành tựu… mà được cất nhắc bởi tiếng gọi bên trong của mỗi người.

Nếu bạn còn trẻ và muốn cống hiến, muốn all-in, tham vọng lớn, cứ làm vậy. Ngược lại, nếu bạn không muốn “bán mạng” cho tư bản, bạn có con đường khác của bạn.
Mình “bán mạng” cho tư bản trong 5 năm. Chị mình 15 năm. Nhưng có chị bạn khác thì chỉ 1 năm. Có người em nọ, không một năm nào. Và ai cũng đều sống tốt hết.

Căn bản là nếu không “bán mạng” cho tư bản nữa thì bạn sẽ làm gì hữu ích cho đời mình? Làm gì để tăng giá trị của bản thân, cũng như đóng góp cho người thân, gia đình và xã hội? Bạn đã tìm được “món quà” đặc biệt mà vũ trụ tặng cho bạn khi bạn đến với cuộc sống chưa?

7 năm trước, ở tuổi 24, mình bắt đầu nhận ra có những phần bên trong mình vẫn đang gào thét nhưng bị bỏ mặc bấy lâu. Đi tìm work-life balance, mình được một người chỉ thế này: “Đừng coi công việc là một thứ riêng biệt. Công việc cũng là cuộc sống. Điều quan trọng là làm sao để “tận hưởng” được công việc trong từng phút giây”.

Myth 2: Công việc chính là cuộc sống. Hãy làm công việc mà bạn đam mê, sẽ không còn khái niệm work-life balance. Đam mê sẽ giúp bạn lúc nào cũng “tận hưởng” công việc.

Nhưng đừng hiểu lầm, thứ đam mê cho bạn không phải là khả năng làm việc không biết mệt mỏi. Mà là một bộ óc clarified, một tinh thần mạnh khoẻ để “phăm phăm” đi tới và loại bỏ những thứ không cần thiết một cách dễ dàng.

Trạng thái làm việc như không làm việc, làm việc không hề biết mệt đó sẽ không thể tồn tại được mãi nếu bạn lao đi mà không ngừng lại. Cho dù bạn có làm công việc mà bạn đam mê đến thế nào đi chăng nữa.

Mình biết có những người nói họ không còn work-life balance, mọi thứ rất nhịp nhàng. Nhưng khi nhìn vào hành động của họ, mình phát hiện ra, thời lượng làm việc overall của họ không bao giờ là quá nhiều. Họ luôn có nhiều khoảng nghỉ, thậm chí hơn cả những người bình thường. Cái thực sự có ích họ đang sở hữu không chỉ là đam mê, mà là:

  • Một bộ óc clarified, biết mình phải đi đâu. Một tinh thần khoẻ mạnh nhờ đó.
  • Khả năng tập trung: tập trung vào mục tiêu, tập trung trong lúc làm việc.
  • Loại bỏ phần lớn những việc không hữu ích với bản thân, những khoảng thời gian vô bổ.
  • Say No với 99% những lời mời gọi.
  • Kết nối với bên trong mạnh mẽ để từ đó quản lý năng lượng cực master. Họ notice những thay đổi của cơ thể, trí óc. Họ biết khi nào họ cần nghỉ – nạp. Họ xác định được rõ ràng ranh giới – ngưỡng chịu đựng và dừng khi đến ngưỡng.
  • Khả năng liên tục nhìn lại.
  • Sự kiên trì, nhẫn nại.

Nếu bạn có một công việc đam mê để theo đuổi, thì quá tốt.
Nếu bạn không có, cũng đừng vội bám chấp “phải có” cho bằng được, hoặc không có thì cuộc đời không “fullfilled”.
Công việc không phải/ chưa phải là cuộc sống, cũng không sao. Dù đã được “chỉ điểm” từ sớm, nhưng với mình, công việc cũng chưa phải là cuộc sống. Mình luôn cố gắng rạch ròi và ngăn nó “xâm lấn” vào thời gian dành cho gia đình, con cái.

Myth 3: Work-life balance là một cán cân đồng đều, chia 50 mỗi nửa. Ta cần làm việc ít đi.

Điểm cân bằng có phải là: 8 tiếng work – 8 tiếng life – 8 tiếng ngủ?
Có người làm việc tới 15 tiếng/ ngày vẫn thấy ổn. Có người chỉ làm được 8 tiếng là đuối. Có người thì chỉ 4 tiếng/ ngày. Cùng một người đó, có giai đoạn chạy nước rút, cần làm 15 tiếng/ ngày, nhưng những ngày còn lại thì bình bình thư thả.

Vậy “làm việc ít đi” cũng không thực sự đúng. Bởi mỗi người có một điểm cân bằng, một cái ngưỡng của riêng mình.

Tuỳ vào mỗi người mà sẽ có những nhu cầu, nhịp độ riêng biệt. Có những người mỗi ngày phải kết thúc làm việc vào đúng giờ đó. Có những người thì độ 1-2 tháng liên tục tăng tốc quá lên cũng không sao, sau nghỉ bù. Họ hiểu và chấp nhận chiếc biểu đồ hình sin của cuộc sống.

Việc của bạn là lắng nghe chính mình. Điều này được mình nhắc đến nhiều ơi là nhiều trong bài viết này rồi nhỉ. Nhưng cũng chẳng biết viết sao cho khác nữa kkk. Vì đó là sự thật. Là điều quan trọng cuối cùng kkk.

Khi bạn kết nối và lắng nghe mình đủ tốt. Bạn sẽ biết được khi nào bạn cần work để lao vào work, khi nào bạn cần life để lơi ra ngơi nghỉ. Và bạn đủ dũng cảm, đủ kĩ năng để nghỉ. Work-life balance là cái gì có tồn tại hay không, thực sự cũng không còn quan trọng. Quan trọng chỉ là nhịp làm-nghỉ tuỳ vào từng giai đoạn trong cuộc đời, từng năm, thậm chí từng ngày mà riêng bạn cần.

Chỉ là làm – và nghỉ đúng lúc mà thôiii.

Có thể bạn sẽ muốn đọc tiếp: 8 sự thật về work-life balance có thể bạn chưa biết.